CHỐNG THẤM SÀN BÊ TÔNG
Bề mặt sàn bê tông là một trong những nơi dễ thấm nước nhất bởi do tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau như: sàn mái rạn, bị nứt, tác ngoại lực khoan cắt hay do thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường. Nó cũng khiến sàn dễ bị thẩm thấu. Vậy chúng ta cần phải chống thấm sàn bê tông theo quy trình và những vật liệu nào phù hợp. Nhà An Khang sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chống thấm sàn bê tông nhé.
1.Vật liệu sử dụng chống thấm sàn bê tông
Vật liệu chính được sử dụng trong chống thấm sàn bê tông đó là keo 3b-800 Đây là loại vật liệu 1 thành phần. Đặc điểm của loại keo này là sau khi thi công sẽ tạo thành một lớp cao su có độ đàn hồi cao trên bề mặt tường gạch và sàn bê tông, chịu được sự thay đổi nhiệt độ, sàn bê tông bị nứt. Thi công dễ dàng tại các góc tường, sàn, miệng ống thoát.Điều này không thể có được khi dùng vật liệu chống thấm là các tấm chế tạo sẵn trong nhà máy.
2.Quy trình thi công:
Đây là việc làm rất quan trọng trong kỹ thuật chống thấm, ảnh hưởng tới giá thành, chất lượng, độ bền của lớp chống thấm. Để làm được công việc trên, cần tuân thủ theo hướng dẫn sau:
• Bề mặt cần chống thấm phải phẳng để tránh hao vật liệu chống thấm khi thi công (vật liệu chống thấm lọt xuống các vị trí lồi lõm). Muốn vậy, khi thi công bề mặt bê tông, cần phải xoa phẳng bằng bàn xoa hoặc phải mài phẳng khi thấy bề mặt lồi lõm. Kinh tế nhất là phải tạo phẳng bề mặt cần chống thấm khi thi công bê tông.
• Bề mặt phải khô, sạch, không dính các vết dầu mỡ nếu không vật liệu chống thấm sẽ không bám dính. Sử dụng máy thổi khí, kết hợp với chổi quét bụi để thực hiện việc này.
• Dùng hồ vữa tạo góc tròn tại các góc cạnh cần chống thấm.
2.2 Chống thấm sàn bê tông
STT | Quy trình | Định mức sử dụng ( kg/m2) |
01 | Phủ lớp lót keo sl350 | 0,2 |
02 | Phủ lớp 3B-800 thứ nhất | 0,6 |
03 | Phủ lớp 3B-800 thứ hai | 0,6 |
- Phủ lớp lót: Sau khi vệ sinh mặt bằng sạch sẽ ta phủ lớp lót keo sl350
- Phủ lớp 3B-800 thứ nhất: dùng cọ và con lăn phủ đều hỗn hợp trên diện tích đã phủ lớp lót. Chờ lớp 3B-800 này khô từ 6-8 giờ rồi phủ tiếp lớp 3B-800 thứ 2 (nếu có).
- Phủ lớp 3B-800 thứ hai: dùng cọ và con lăn phủ đều hỗn hợp 3B-800 trên diện tích đã phủ lớp 3B-800 thứ 2.
- Thử nước: trước khi cán hồ và lát gạch cần bơm nước ngập bề mặt đã chống thấm để kiểm tra lần cuối chất lượng thi công chống thấm. Cần chú ý rằng vị trí hay bị thấm lại là góc tường, vết nứt sàn và vị trí ống thoát do vậy khi ngâm nước cần quan tâm nhiều hơn đến các vị trí này (rất quan trọng).
- Lưu ý khi cán hồ vữa tuyệt đối không được làm rách lớp màng chống thấm 3B-800.
- Lớp hồ vữa bảo vệ lớp chống thấm cần cắt joint với kích thước 4 m x 4 m để chống nứt.
Mọi chi tiết về tư vấn kỹ thuật:
Công ty TNHH TM DV XD Nhà An Khang
Tel: 08.38540089 / Email: nhaankhang@yahoo.com
Hotline: 090 84 85 86 1